• :
  • :
CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HOA LƯ
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ Tăng tương phản Giảm tương phản

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH BỆNH CẬN THỊ

Cận thị là một tật khúc xạ, là một rối loạn tập trung của mắt, không phải là một bệnh về mắt, có nghĩa là mắt không điều chỉnh hoặc khúc xạ ánh sáng đúng cách để tập trung vào một vật để cho hình ảnh rõ ràng, làm cho mắt

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG TRÁNH BỆNH CẬN THỊ

Cận thị là một tật khúc xạ, là một rối loạn tập trung của mắt, không phải là một bệnh về mắt, có nghĩa là mắt không điều chỉnh hoặc khúc xạ ánh sáng đúng cách để tập trung vào một vật để cho hình ảnh rõ ràng, làm cho mắt. chỉ nhìn thấy vật ở gần thì rõ nhưng nhìn xa thì mờ.

Tật khúc xạ, trong đó chủ yếu là cận thị học đường với trên 40% học sinh phổ thông mắc phải. Cận thị thường được phát hiện ở trẻ em ở độ tuổi từ 8 đến 12 tuổi. Trong những năm thiếu niên, khi cơ thể phát triển nhanh chóng, cận thị có thể tăng nhiều hơn.. Trong độ tuổi từ 20 đến 40 thường có rất ít thay đổi. Cận thị cũng có thể xảy ra ở người lớn. Theo các chuyên gia, tật cận thị chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân khách quan và có thể phòng tránh được.

         Những yếu tố bất lợi gây ảnh hưởng tới tật cận thị đó là:

- Thiếu ánh sáng khi đọc và viết.

- Bàn ghế không phù hợp với lứa tuổi học sinh, bàn quá cao làm cho mắt gần với sách vở, tư thế sai khi ngồi học (cúi gằm, nhìn gần)

       - Sử dụng mắt nhìn gần: Đọc sách, đọc chuyện quá nhiều trong thời gian dài không có thời gian thư giãn.

- Yếu tố thể trạng: Trẻ gầy yếu, hay ốm đau dễ bị cận thị hơn trẻ khoẻ mạnh

          Tác hại của cận thị.

        - Đọc và viết chậm, không nhìn rõ, Học sinh cận thị thường chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu. ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập.

        - Nguy cơ mắc các tai nạn trong lao động, sinh hoạt và giao thông do nhìn không rõ.

- Bệnh cận thị nếu không được phát hiện sẽ gây rối loạn thị giác, nhược thị, lác và bệnh cận thị nặng sẽ gây bong võng mạc, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.

          Phòng chống tật cận thị:Trong công tác phòng chống tật cận thị học đường cần có sự tham gia của nhà trường và gia đình đóng vai trò quan trọng.

       * Tại trường học

       - Lớp học phải đủ ánh sáng, độ chiếu sáng tối thiểu trong lớp 100lux. Chiếu sáng có 2 loại: Chiếu sáng tự nhiên (ánh sáng môi trường tự nhiên) và chiếu sáng nhân tạo (hệ thống đèn điện).

- Kích thước bàn ghế, bảng cho các cấp học, lớp học phải theo quy định tại Thông tư 13/2016/TTLT-BYT-BGD&ĐT.

- Tư thế ngồi học đúng: học sinh ngồi thẳng, đầu hơi cúi 10-15o. mắt cách vở một khoảng 30-35cm. Khi viết không để đầu nghiêng ngả hoặc không nằm xem sách.

     * Tại gia đình:

- Có góc học tập cho học sinh, góc học tập nên ở cửa sổ, kê bàn học cao cho ánh sáng qua của sổ chiếu trước mặt hoặc chiếu từ phía bên tay trái. Học buổi tối cần có đèn sáng ( đèn sợi tóc).

- Chiều cao bàn, ghế phù hợp với lứa tuổi. Có thể dùng bàn ghế hiệu chỉnh được chiều cao, để sử dụng được lâu dài khi các em lớn lên.

- Hướng dẫn các em khi đọc sách cứ 40- 45p lại nghỉ vài phút cho mắt được thư giãn.

- Khi xem ti vi cần ngồi xa màn hình 3- 4m, hạn chế chơi điện tử quá nhiều.

- Hàng ngày nên có thời gian thư giãn ở ngoài trời: Chơi thể thao đi dạo...

 - Tăng cường chăm sóc nâng cao sức khoẻ cho các em bằng chế độ ăn có chứa nhiều vitamin A, rất có lợi cho thị lực như cà chua, đu đủ, rau xanh, các loại quả có màu vàng, đỏ...

          Điều trị cận thị

        - Không có phương pháp tốt nhất để điều trị cận thị. Điều quan trọng nhất cho đôi mắt là phụ thuộc vào lối sống. nên thảo luận về lối sống của mình với bác sĩ nhãn khoa để đưa ra những điều chỉnh có hiệu quả nhất cho đôi mắt.

       - Để hạn chế tật khúc xạ, cũng cần thực hiện chế độ dinh dưỡng tốt cho mắt. Đặc biệt, trẻ em phải ngủ đủ từ 8 - 10 tiếng một ngày, dinh dưỡng nhiều rau xanh, trái cây đảm bảo đủ các loại vitamin cho cơ thể.

       - Cần cho trẻ đi khám kiểm tra mắt 6 tháng một lần tại cơ sở y tế có chuyên khoa mắt hoặc ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ như: mờ mắt, dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu, cúi sát tập vở, viết hoặc đọc nhầm nhiều... để kịp thời phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ.


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Tháng 04 : 16